952 - 03/02/2021, 4:44

Cách tự sáng tạo đèn cho hồ thủy sinh đơn giản tại nhà

Trong bất kỳ bể thủy sinh có kích thước nhỏ và lớn, yếu tố quan trọng làm tăng vẻ ngoài tổng thể của nó là trang trí bên trong của nó. Người ta sử dụng nhiều loại vật dụng và phụ kiện khác nhau để làm tăng thêm vẻ đẹp của hồ thủy sinh. Một hồ thủy sinh hoàn chỉnh về công dụng và tính thẩm mỹ chắc chắn không thể thiếu đèn bởi đèn bởi nó sẽ giúp cung cấp ánh sáng cần thiết cho bể.

Tại sao ánh sáng lại quan trọng trong bể thủy sinh

Ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh vật, đặc biệt là thực vật. Có vô số lựa chọn để tạo ánh sáng cho hồ thủy sinh của bạn và sử dụng màu sắc ánh sáng phù hợp sẽ tạo ra các sinh vật thủy sinh tươi tốt và khỏe mạnh cũng như hạn chế tảo gây hại.

Cách tự sáng tạo đèn cho hồ thủy sinh đơn giản tại nhà

  • Ánh sáng trong hồ sẽ giúp những sinh vật và cây thủy sinh có lượng ánh sáng đủ và phù hợp để phát triển một cách ổn định nhất.
  • Tạo được vẻ đẹp cho hồ thủy sinh thêm phần độc đáo, lung linh và sống động hơn.
  • Là yếu tố giúp thay đổi nhiệt độ môi trường trong hồ để phù hợp với quá trình sống và tăng trưởng của sinh vật.
  • Ánh sáng giúp các loài thực vật quang hợp, chỉ khi cây phát triển mạnh, các loài thủy sinh, vi sinh vật mới nhận được lượng dưỡng khí cần thiết cho sự sống, chuyển hóa nitrat, giúp cho hệ sinh thái trong hồ được phát triển ổn định và đồng đều.

Cách tự thiết kế đèn thủy sinh cho hồ cá

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Kéo, băng keo điện, keo silicon, kìm.
  • 1 máng nhựa bỏ nắp, tùy theo bể và nhu cầu của bạn.
  • 1 tấm kính 5 ly, có chiều dài bằng hộp nhựa bên trên.
  • 1 hoặc 2 bóng đèn.
  • 1 chấn lưu điện tử, chọn loại có công suất phù hợp với bóng đèn của bạn.
  • Đui đèn.
  • Công tắc, phích cắm, dây điện.

Xem thêm những loại đèn nào chơi được trong thủy sinh tại đây.

Cách thiết kế đèn thủy sinh đơn giản

Cách tự sáng tạo đèn cho hồ thủy sinh đơn giản tại nhà

Bước 1: Đấu đui vào 2 đầu của chấn lưu điện tử. Bạn cũng có thể đấu 1 hoặc 2 bộ đui tùy theo nhu cầu.

Bước 2: Kết nối với công tắc, phích cắm.

Bước 3: Gắn đui vào bóng.

Bước 4: Đặt bóng đèn vào trong máng nhựa. Tiếp theo dùng miếng xốp hoặc giấy chèn bóng đèn để bóng không bị xô lệch trong máng.

Cách tự sáng tạo đèn cho hồ thủy sinh đơn giản tại nhà

Bước 5: Sử dụng băng dính trong bản to dán cố định chấn lưu với hộp nhựa, đồng thời dán luôn các dây điện ôm sát hộp nhựa hoặc nhét dây thừa vào trong máng nhựa để tăng vẻ đẹp.

Bước 6: Dán đề can lên máng nhựa để hạn chế ánh sáng phản qua hộp nhựa.

Bước 7: Công đoạn cuối là hoàn chỉnh.

Ngoài ra Thuysinhvn xin chia sẽ cho các bạn bài đọc về các đánh giá các loại đèn thủy sinh có trên thị trường hiện nay để bạn có thể tự tham khảo và lựa chọn loại đèn phù hợp cho hồ thủy sinh nhà bạn.

Những lưu ý khi sử dụng đèn tự làm

Các loại sinh vật trong hồ thủy sinh

Chúng ta cần chọn lựa kỹ lưỡng các sinh vật được nuôi trong bể, phù hợp với kích thước và hệ sinh thái của hồ thủy sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tính toán về số lượng và kích thước của các sinh vật cũng như tránh nuôi những loài có có đặc tính khác nhau để chọn được loại đèn phù hợp nhất.

Ảnh hưởng đến mắt

Việc tự tạo đèn cho hồ thủy sinh có thành công hay không tù thuộc rất nhiều đến việc điều chỉnh cường độ của ánh sáng. Không được sử dụng đèn quá chói ảnh hưởng đến thị lực nhưng phải đảm bảo rằng sáng hơn ánh sáng tự nhiên của môi trường trong hồ. Để đáp ứng được tiêu chuẩn này, chúng ta buộc phải tìm đến những nơi bán các thiết bị về đèn và dụng cụ chuyên dụng, có màu sắc và công suất ổn định, an toàn mà hiệu quả.

Cách tự sáng tạo đèn cho hồ thủy sinh đơn giản tại nhà

Thời gian của đèn

Một vấn đề quan trọng mà người chơi thủy sinh cần lưu ý khi sử dụng đèn cho hồ đó là thời gian chiếu sáng.

  • Thời gian cho ánh sáng của đèn trong hồ nên là từ 8 đến 12 tiếng.
  • Tùy theo đặc tính môi trường của không gian sống mà có thể linh hoạt chọn khung giờ phù hợp.
  • Có thể chiếu sáng liên tục từ 7h tối đến 7h sáng hôm sau.
  • Lưu ý thời gian sáng quá dài trong ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của bóng đèn.

Ngoài ra, chúng ta cần cân bằng dinh dưỡng, nồng độ oxy trong bể cùng ánh sáng để cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ nhất cho sinh vật thủy sinh. Nếu hồ chứa quá nhiều rêu hay tảo gây hại thì hãy giảm thời gian chiếu sáng  của đèn mà hãy tập trung vào việc dọn sạch hồ trước.

Đảm bảo an toàn

Các loại đèn tự chế phổ biến hầu hết sử dụng dòng điện 12V nên sẽ không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên vấn đề về nguồn cung cấp điện cần được xem xét cẩn thận.

Ngoài ra có một chi tiết mà ít người để ý hoặc không thực hiện vì độ thẩm mỹ của đèn: Nên thiết kế công tắc đèn nằm giữa nguồn Led và sử dụng dòng điện 22V dân dụng. Việc này sẽ giúp ngắt hoàn toàn dòng điện đi qua nguồn lúc tắt và hạn chế được rủi ro về điện cũng như tăng tuổi thọ cho đèn.

Đào Thị Thảo Dung

Bài viết liên quan