Mách bạn kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loài cá cảnh
Hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loài cá cảnh giúp người mới nhập môn “chơi cá” có được những hiểu biết cơ bản về cách chăm sóc loài vật thuỷ sinh này đúng cách. Hãy cùng thuysinhvn.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nuôi cá cảnh đang là một trong những trào lưu từ nông thôn đến thành thị, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều thích tự nuôi cho mình một chậu cá cảnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc cá cảnh đúng cách. Nhiều người cảm thấy chán nản vì cá chết. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc nuôi và chăm sóc loài vật thuỷ sinh này.
Đặc biệt, khi nuôi cá, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
Nguồn nước – kỹ thuật nuôi và chăm sóc
Nguồn nước trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh phải được đảm bảo sạch và không chưa các loại hóa chất, chất sát khuẩn. Nếu sử dụng nguồn nước máy để nuôi cá thì chất sát khuẩn clo có trong nước có thể gây hại cho cá. Vậy nên khi sử dụng nước máy bạn phải chú ý khử nước trước bằng những cách sau:
Để nước ra một thau riêng sau 24 tiếng cho clo trong nước bay hết rồi cho vào bể cá hoặc sau khi bơm nước vào bể hãy để sau 24 tiếng rồi mới sử dụng. Sử dụng dung dịch có tác dụng khử chất sát lhuaanr hoặc clo để khử.
Chất lượng nước trong bể cá – kỹ thuật nuôi và chăm sóc
Chất lượng nước là một yếu tố đặc biệt trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh. Vậy nên bạn cần phải luôn chú tâm đến các kỹ thuật như:
Để đảm bảo chất lượng nước trong lúc nuôi và chăm sóc cá, phải xây dựng hệ thống lọc hiệu quả, sử dụng các dụng cụ lọc như lọc tràn, lọc ngoài sẽ giúp bể của bạn trong suốt hơn. Đồng thời, chú ý thay nước một cách thường xuyên căn cứ theo loài cá, lượng cá… để sắp xếp thời gian thay hợp lý.
Bạn có thể sử dụng muối, methynel… để diệt các mầm bệnh. Đặc biệt, nếu sử dụng bông lọc thì hãy giặt định kỳ tránh ô nhiễm nguồn nước.
Chế độ thức ăn
Bạn nên chú ý cho cá ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây hại đến chất lượng nước trong bể/
Các loài cá có tập tình nhìn thấy mồi thì sẽ đớp vì vậy nhiều người nếu như lầm tưởng cá đói mà cho ăn quá nhiều thì cá sẽ phình bụng chết. Cho cá ăn 2 lần/ngày là phù hợp nhất. Cá có thể đói một vài ngày không sao nhưng sẽ chết nếu bạn cho cá ăn quá nhiều.
Ngoài các loại thức ăn khô, tùy loại mà chúng ta có thể cho thêm các loại khác như cá con, cá chép mồi, cá trâm trong kỹ thuật nuôi và sóc chúng.
Nhiệt độ – kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá
Nhiệt độ trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá được cho là phải phù hợp để các loài cá cảnh có thể sinh sống và phát triển tốt là từ 26 – 30 độ. Nếu để nhiệt độ xuống quá thấp vào mùa đông thì bạn nên sử dụng sưởi để tăng thêm nhiệt độ cho bể cá. Ngoài ra, ánh sáng cũng rất quan trọng cho sự phát triển của loài thuỷ sinh này. Vì vậy nên đặt bể cá trong phòng có đèn để trang bị đủ ánh sáng cho chúng.
Chọn các loại cá phù hợp nuôi chung
Hãy chọn các loài thuỷ sinh dễ nuôi với nhau. Khi nuôi và chăm sóc chung các loại cá trong cùng một bế, tránh cá lớn ăn cá bé hoặc các loại cá to như cá vàng, cá chép lại nuôi chung với các loại nhỏ như cá bảy màu, neon…
Trên đây là những “mách nhỏ” để người chơi cá cảnh thế hệ mới có thể tham khảo. Để có được một bể thuỷ sinh sinh động và đẹp đẽ trang điểm cho khu vườn. Hoặc ngôi nhà của mình, bạn hãy “take note” ngay vào sổ những chiếc tips đó nhé!
Nguyễn Thị Thu Thảo