Đánh giá về cuộc thi IAPLC 2017
Vào ngày 21/10/2017 vừa qua chúng ta đã được xem ADA tổ chức lễ công bố hồ đạt giải như hằng năm. Buổi lể khá trang trọng và hoành tráng như vốn dĩ truyền thống của cuộc thi, qui tụ rất nhiều nước tham gia và số lượng rất đông đảo. Giải thưởng cũng vô cùng lớn ~200tr vnđ. Về các bộ môn nghệ thuật khác thì có vẻ phương tây khá mạnh song về các bộ môn nghệ thuật thì họ tỏ ra khá lép vế.
Năm nay đội chủ nhà đã mang đến rất nhiều bể đẹp với phong cách rất ấn tượng. Không phần kém cạnh là các bể của các aquascaper tại Trung Quốc. Họ dường như rất thích các bể Hardscape với nhiều mẫu khá ấn tượng. Đoàn Việt Nam chúng ta năm nay dự thi năm nay khá đông đảo tuy nhiên số bể đạt giải có phần hạn chế hơn năm ngoái.
Xu hướng của các mẫu bể thủy sinh năm nay đa phần là quay lại với phong các “Rừng” như mọi năm. Một số bể kết hợp giữa đá và cây thì số lượng hạn chế.
Về các bể đạt thứ hạng cao năm nay:
Honour prize: Phong cách kết hợp giữa lũa và đá. Trồng chủ yếu các loại rêu và dương xỉ. Sử dụng các cây cắt cắm thân cao để làm hậu cảnh. Tạo độ sâu cho bố cục. Xu hướng này khá phổ biến song để tạo ra sự sáng tạo và nổi bật lên được chủ đến của bể thì khá khó. Không phải ai có cũng có thể làm được.
Bronze prize: (Top 5 – top 7): Các bể khá ấn tượng. Trong đó có bể của anh Trương Thịnh Ngô. Anh đã xuất sắc khi đưa hình ảnh hang Sơn Đoòng đến bạn bè và các du khách quốc tế qua chủ đề trên bể thủy sinh của anh. Như mọi năm bể của anh vẫn là sự kết hợp chính của Đá với cách thể hiện rất tinh tế trong sự phối màu của cây. bên cạnh đó sự kết hợp ánh sáng cũng là một phần làm cho bể trở nên sâu hơn và nhiều điểm nhấn.
Sliver prize: (Top 3 – Top 4) Không như mọi năm! bể top 4 khiến chúng ta khá tiết nói khi để hụt mất chức vô địch. Năm nay bể top 3 – 4 không mang lại ấn tượng nhiều vì tính sáng tạo. Tuy nhiên ta có thể thấy được tác phẩm của 2 nghệ nhân khá kỳ công và trau chuốt những phần khá nhỏ trong bể.
Gold prize: Top 2 – Đây là bể mà cá nhân tôi cảm thất rất ấn tượng do độ sâu của nó. Phần bố cục chính làm bằng các gốc cây khô kết hợp với lũa nhỏ tựa như các cây cổ thụ. Phía xa có một khoảng trống nhỏ tạo chiều sâu. Về phần cây cối khá đơn giản nhưng khi kết hợp thì rất vừa.
Brand prize: Top 1 – Bể top 1 như mọi năm không làm chúng ta thất vọng một tí nào khi sự kết hợp về mọi thứ là khá hoàn hảo. Tác giả khá quan tâm tới chi tiết lẫn bố cục chung của bể. Về mặt chủ đề các bạn có thể thấy bể này chủ đề khá giống với Fukada trong bể top 1 năm 2015 bể tạo cho ta có một cảm giác như đang ở Bìa của một khu rừng nhiệt đới có các cây cổ thụ đang mọc phủ ven đường. Bên cạnh đó có các cây nhỏ còn tạo độ sâu cho bể một cách hoàn hảo. Từ cây tiền cảnh cho đến xếp đá ở hậu cạnh chúng ta có thấy được sự công phu và chi tiết như thế nào.
IAPLC là một cuộc thi lớn. Nhưng tiết là các năm gần đây sự nở rộ của thủy sinh Việt Nam chưa thể có được một kết quả xứng đáng như đã từng trước đây. Hi vọng thời gian sắp tới thủy sinh Việt Nam sẽ vững vàng tiến bước để có thể đạt được thứ hạng cao nhất trong những năm tới.
(Link xem ảnh chất lượng cao: Top 100 IAPLC 2017)
ThuysinhvnAdmin