2740 - 05/08/2021, 9:46

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kiểm Tra Chất Lượng Nước Trong Bể Cá Dễ Dàng

Đối với những người mới về việc nuôi và chăm sóc cá cảnh thì việc tự tìm hiểu là rất khó khăn. Để những chú cá của bạn có thể phát triển tốt thì việc chú ý thức ăn là quan trọng. Bên cạnh đó chú ý kiểm tra chất lượng nước trong bể cá cũng đóng vai trò rất lớn. Vì đó là môi trường sinh sống và phát triển trực tiếp của nó. Sau đây thuysinhvn.org sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm kiểm tra chất lượng nước đạt chuẩn nhé!

Bộ Lọc Nước Trong Bể 

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kiểm Tra Chất Lượng Nước Trong Bể Cá Dễ Dàng

Có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ khi đây là tiêu chí đầu tiên mà chúng tôi nhắc đến. Bộ lọc nước đóng vai trò như là “một lá phổi” điều tiết, lọc bỏ các cặn bẩn trong bể. Bộ lọc nước tuy không đem lại con số chính xác trong việc kiểm tra chất lượng nước nhưng có thể cho bạn biết nhanh nhất chất lượng nước như thế nào. Vì đây là một trong những cách đơn giản để thực hiện. Nếu bạn đang phải tuần nào cũng thay bộ lọc nước thay vì một tháng một lần thì chất lượng nước lúc này đang xấu. Vì thế bạn nên chú ý nhiều hơn về việc sử dụng bộ lọc nước để kiểm tra chất lượng nước.

Độ pH Trong Nước

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kiểm Tra Chất Lượng Nước Trong Bể Cá Dễ Dàng

Cụ thể hơn về sự quan trọng của nồng độ pH trong việc kiểm tra chất lượng nước. Nồng độ pH chính xác là nồng độ H+ cho biết tính kiềm hay axit trong dung dịch. Thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Để đo được độ pH dễ dàng và nhanh nhất bạn có thể dùng giấy quỳ tím. Nếu quỳ tím chuyển đỏ thì nguồn nước có tính axit cao, còn chuyển xanh thì nó có tính kiềm.

Ngoài ra còn có bộ test pH gồm có ống nghiệm, dung dịch quỳ tím và bảng màu chuẩn sẽ giúp bạn có kết quả chính xác nhất. Khi có kết quả độ pH bạn cần điều chỉnh ngay để độ pH để phù hợp với từng loài trong bể. Bạn nhớ nên điều chỉnh một cách từ từ khi cá còn đang trong hồ để chúng dễ thích nghi. Có một số cách điều chỉnh pH như: dùng đá vôi đặt trong bể, dùng bột baking soda để tăng độ pH,…

Thành Phần Phosphat

Nếu bể cá của bạn lớn và có trang trí san hô cùng rêu, tảo thì hàm lượng phosphat cần phải lưu ý. Vì khi nồng độ phosphat nhiều quá mức sẽ cản trở quá trình tích lũy CaCO3 (canxi cacbonat).  Khi mà nồng độ phosphat vượt quá ngưỡng cho phép 0.03 ppm thì sẽ đẩy mạnh hơn sự phát triển của rêu, tảo. Thế nên bạn cần duy trì nồng độ dưới ngưỡng cho phép để hạn chế điều này, tránh sự ảnh hưởng đến chất lượng nước trong bể. Bạn nên xử lý các loại rêu, tảo lớn sau khi nuôi trồng và nên chọn các loại có chu kỳ sống ngắn. Điều này góp phần giữ hàm lượng phosphat ở ngưỡng cho phép. 

Kiểm Tra Amoniac

Amoniac bao gồm NH3+ và NH4+. Đây là những chất được tạo thành từ sự sinh trưởng của cá và thức ăn thừa đã phân hủy. Nếu nồng độ Amoniac cao hơn mức cho phép sẽ gây nguy hiểm đến môi trường sống của cá. Vì thế việc kiểm nồng độ Amoniac thường xuyên chính là kiểm tra chất lượng trong bể cá. Khi mà nồng độ này cao bạn nên có giải pháp xử lý kịp thời. Thay nước cho bể hoặc dùng các dung dịch khử Amoniac là những giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng. Để kiểm tra nồng độ Amoniac chính xác chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng bộ kiểm tra nồng độ Amoniac. 

Độ Mặn Của Nước – Kiểm Tra Chất Lượng Nước

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kiểm Tra Chất Lượng Nước Trong Bể Cá Dễ Dàng

Nhắc đến độ mặn trong nước chính là nhắc đến lượng muối đã hòa tan trong này. Hàm lượng muối đã hòa tan là sự phân biệt rõ ràng giữa nước ngọt và nước mặn. Tùy vào loại cá mà hàm lượng muối này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng của chúng. Đối với nước ngọt tự nhiên độ mặn của nước là thấp. Còn đối với nước mặn thì độ mặn lí tưởng như nước biển là 35 ppt. Bạn có thể dễ dàng dùng thước đo độ mặn để có kết quả chính xác nhất. Nếu kiểm tra chất lượng nước trong hồ có lượng muối cao thì cần bổ sung thêm nước ngọt và ngược lại để duy trì môi trường phù hợp nhất cho cá của bạn. 

Nhiệt Độ 

Và yếu tố cuối cùng trong kinh nghiệm kiểm tra chất lượng nước là nhiệt độ nước. Tủy theo từng loài cá trong bể mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ tốt nhất duy trì sự sinh trưởng của cá là từ 24 – 28 độ C. Vì nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của các mà còn ảnh hưởng đến nồng độ oxy. Bạn nên chú ý đảm bảo nhiệt độ không thay đổi quá đột ngột dẫn đến cá không thích ứng kịp.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm kiểm tra chất lượng nước mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hi vọng sẽ giúp ích cho việc nuôi cá cũng như bổ sung kiến thức hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo. 

Hương Trần

Bài viết liên quan