Kinh nghiệm sử dụng van diện CO2 trong thủy sinh
CO2 thì ắt hẳn tất cả các bạn đều biết rõ công dụng và tầm quan trọng của nó trong bể thủy sinh rồi, nhưng hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm về các sử dụng CO2 một cách hiệu quả trong bể thủy sinh bằng Van điện CO2.
Có thể bạn quan tâm:
→ Cách sử dụng timer cơ cho bể thủy sinh
→ Cách sử dụng timer điện tử cho bể thủy sinh
→ Cách vệ sinh ống In – Out trong bể thủy sinh
Van điện CO2 là gì?
Van điện CO2 là một thiết bị để điều chỉnh việc ngắt và xả khí CO2 tự động dựa trên sự thay đổi của dòng điện.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van điện CO2 có những loại mắc tiền có những loại rẻ tiền. Giá của một chiếc dao động khoản 120-180k loại bình thường và có thể lên tới cả triệu đồng nếu sử dụng van của hãng chuyên cho thủy sinh.
Bên cạnh đó thì van điện CO2 còn có nhiều loại phù hợp với nhiều nguồn điện khác nhau như có loại van dành cho nguồn điện 220V, 24V hoặc 12V. Nhưng chúng tôi khuyến cáo các bạn sử dụng nguồn điện 12V cho nó an toàn tại vì bể thủy sinh chứa nhiều nước và hệ thống điện phức tạp nếu sử dụng dòng điện 220V sẽ rất dễ gây ra giật điện nếu bị rò rỉ.
Cách nối Van điện CO2:
Lưu ý:
Phía sau van tổng CO2 các bạn thường đặt van giảm áp hoặc van tỉnh chỉnh. Nếu Các bạn sử dụng loại van tinh chỉnh bình thường thì sẽ rất khó trong việc lắp nối van điện.
Nên chúng tôi khuyên các bạn nên sử dụng van giảm áp tinh chỉnh có đồng hồ. Tuy giá có thể mắc gấp đôi khoảng 200-250k/1 cái nhưng rất tiện nếu các bạn lắp nối chúng với van điện.
Hiện nay có nhiều cách nối van:
Có một cách nối là bạn lắp nối van điện phía sau ốc tinh chỉnh của van giảm áp thì vẫn hoạt động bình thường trong lúc mở điện, tuy nhiên trong quá trình ngắt điện khí CO2 lúc này vẫn tiếp tục xả qua van tinh chỉnh, do đó có một lượng khí CO2 bị nén ở phần giữa van tinh chỉnh và van điện (đã được ngắt). Và khi mở điện lại thì một lượng khí CO2 bị nén ở vị trí này bị xả ra cùng một lúc, nhiều trường hợp gây ra vỡ đếm giọt hoặc cốc CO2.
Để khắc phục chúng thì chúng nên tháo phần tinh chỉnh CO2 ra và lắp Van điện trước phần đó. Điều này sẽ không làm cho khí CO2 bị nén ở phần giữa này nữa. Tuy nhiên nếu bạn muốn lắp như thế thì van điện CO2 của bạn phải chịu được áp suất lớn (Nhưng các bạn an tâm vì van đồng hồ đã có giảm áp rồi nhé). Nên khi mua van bạn nhớ hỏi kỹ người bán về đặc tính này để không gặp phải tình trạng mua về không sử dụng được.
Một số lưu ý: Van điện sử dụng lực từ để đóng và ngắt van bằng điện nên sinh ra nhiệt từ bên trong van do vậy bạn nên kiểm tra xem van có bị nóng quá không. Thường thì sờ vào nó sẽ có cảm giác ấm ấm thôi, tuy nhiên nóng quá bạn nên xem xét đặt lại hoặc thay mới nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác!
Công dụng của Van điện trong bể thủy sinh:
Đồng bộ với hệ thống đèn và timer van điện giúp duy trì trạng thái tự động cung cấp các yếu tổ cần thiết cho bể. Khi timer mở điện thì đèn và CO2 tự động mở giúp cây quang hợp được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó việc đóng xả CO2 hợp lý còn giúp cho cây duy trì một sự phát triển ổn định hơn. Một công dụng khác của Van điện là nó có thể giúp bạn tiết kiếm được một nửa lượng khí thất thoát ra của CO2 khi bể không cần dùng đến.
Thời gian mở Đèn và CO2 phù hợp cho bể phụ thuộc và kích thước số lượng cây và mức độ kiểm soát rêu hại của bể. Thời gian phù hợp khoảng 10-12h/1 ngày.
Trên đây là những chia sẻ dựa trên những kinh nghiệm của chúng tôi. Cám ơn các bạn đã theo dõi.
(Bài viết có sử dụng lại hình ảnh từ các website trên Internet)
ThuysinhvnAdmin