2049 - 28/01/2021, 12:23

Lợi ích của dòng chảy trong hồ thủy sinh

Dòng chảy hay còn được gọi là dòng luân chuyển của nước rất quan trọng và ảnh hưởng đến rất nhiều chu trình trong hồ thủy sinh mà rất nhiều người thường hay bỏ qua.

1. Tầm quan trọng của dòng chảy trong thủy sinh

Dòng chảy của nước sẽ giúp ngăn chặn sự tạo lớp váng trên mặt nước, giúp đưa các lớp bụi bẩn, thức ăn thừa vào hệ thống lọc và chảy ra ngoài. Giúp làm sạch bụi, loại bỏ các gây hại và vi khuẩn, góp phần làm bể không bị đục và trong hơn.

Dòng chảy trong hồ thủy sinh giúp tăng cường trao đổi CO2, dinh dưỡng trong nước, cặn bẩn hữu cơ, từ đó tăng cường sự trao đổi khí trong hồ với bên ngoài.

Lợi ích của dòng chảy trong hồ thủy sinh

Ngoài ra dòng chảy còn giúp tăng cường bề mặt tiếp xúc với không khí khi liên lục di chuyển trên bề mặt nước, tăng cường tỉ lệ Oxygen hòa tan trong nước và giải phóng Carbon Dioxide vào không khí. Oxygen rất cần thiết cho sức khỏe của các loài thủy sinh, do đó sẽ có thể nuôi được nhiều cá hơn trong cùng một hồ.

2. Cách để nhận biết dòng chảy hoạt động không hiệu quả

-Dòng chảy hoạt động quá yếu:

Nếu nhìn vào công suất lọc trong hệ thống lọc và để ý mỗi lần thay nước thì nước rất nhanh bị dơ lại, nhìn đục đục, tức là hệ thống lọc của hồ hoạt động không hiệu quả. Một hệ thống lọc yếu thì dòng chảy trong hồ cũng hoạt động không hiệu quả, nước đi vào bộ lọc yếu, nước đi ra bộ lọc cũng yếu, các chất bẩn không bị loại bỏ hoàn toàn.

Lợi ích của dòng chảy trong hồ thủy sinh

Nếu hồ thủy sinh không có dòng chảy tốt sẽ có 1 số vùng nước ít bị tác động, chất dơ từ hồ cũng ít đi vào bộ lọc, và đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội cho rêu hại phát triển.

Dòng chảy hoạt động quá mạnh:

Khi dùng lọc công suất quá mạnh so với hồ, điều này cũng gây ảnh hưởng cho các loại thủy sinh trong hồ. Các loại cá sẽ nhanh chết vì phải chịu lực dòng chảy quá mạnh hàng giờ. Cây thủy sinh, ví dụ như: rong, cây thân đốt đều không thích hợp với dòng chảy quá mạnh. Một số loại rêu hại rất thích hợp với dòng chảy mạnh và sẽ tận dụng lúc cây mới trồng trong bể để phát triển, ví dụ như là rêu chùm đen.

3. Những phương pháp điều chỉnh dòng chảy trong thủy sinh

  • Nếu hồ thủy sinh chỉ có đất, đá và cây thủy sinh sẽ có rất ít sự chuyển động của dòng chảy, chúng ta nên lắp cây sưởi vào hồ, dòng chảy của nước sẽ được hình thành sự đối lưu, nước xung quanh cây sưởi sẽ ấm di chuyển lên trên và nước mát hơn sẽ thế chỗ.
  • Sự bơi lại của cá sẽ khiến nước di chuyển do sự chuyển động của vây cá khi chúng bơi. Số lượng dòng chảy trong trường hợp này phụ thuộc vào kích thước và số lượng cá trong hồ.
  • Nếu sử dụng máy sục khí hoặc máy lọc chìm thì dòng chảy của nước sẽ hoạt động đáng kể, do bọt khí của các thiết bị trên tạo ra. Ngoài ra có thể sử dụng máy lọc ngoài, máy bơm nhỏ đặt trong hồ.

4. Một số lưu ý khi điều chỉnh dòng chảy trong hồ

  • Điều chỉnh dòng chảy phải tùy thuộc vào chu kì phát triển của hồ thủy sinh.
  • Nếu dùng bộ trộn CO2 cánh quạt thì nên mua lọc mạnh hơn để trừ hao.
  • Nên để ý hệ thống lọc hàng tuần xem có bị giảm lưu lượng dòng chảy không để vệ sinh lọc hay ống in out đúng lúc. Có những cách để vệ sinh ống in out hợp lý. Xem tại đây.

Lợi ích của dòng chảy trong hồ thủy sinh

  • Chọn bộ lọc nào có thể tăng giảm dòng khi cần thiết để tránh tình trạng dòng chảy quá mạnh hoặc quá yếu.
  • Những hồ có kích thước lớn thì nên dùng 2 lọc thùng để đảm bảo dòng chảy, 2 lọc không cần quá mạnh.
  • Cần trồng nhiều rêu, dương xỉ, thì sẽ khiến dòng chảy mạnh hơn một ít vì những loại cây này thích hợp và phát triển nhanh hơn trong hồ có dòng chảy mạnh. Nhưng nếu chỉ chủ yếu trồng cây kiểu Hà Lan, cây thân đốt thì nên để dùng lọc vừa là được, không nên quá yếu hoặc quá mạnh.

Trên đây Thuysinhvn đã nêu ra một số lợi ích và những cách để điều chỉnh dòng chảy trong hồ thủy sinh. Nếu các bạn có ý định mua các hệ thống lọc hoặc lọc thùng mà không tìm thấy nơi bán phù hợp thì hãy tham khảo tại đây.

Đào Thị Thảo Dung

Bài viết liên quan