MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ CẢNH
Các loài cá cảnh thường phù hợp với một môi trường nước nuôi riêng biệt. Những tác động của môi trường nước thường bao gồm nguồn nước, các thông số. Những thay đổi này sẽ tuỳ theo mức độ nhiều, ít. Từ đó tác động đến quá trình sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng, tỷ lệ sống… của cá. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thuysinh.org tìm hiểu về những đặc điểm quan trọng của môi trường nước nuôi cá cảnh nhé!
Môi trường nước nuôi tác động đến cá cảnh
Đối với các loài cá, màu sắc là một đặc điểm rất riêng biệt. Màu sắc giúp tăng giá trị và sự hấp dẫn của chúng với người chơi. Trong một môi trường nước phù hợp, màu sắc của cá sẽ được nổi bật tối đa. Cá thường tung tăng, hoạt động nhiều và tích cực trong môi trường nước phù hợp với chúng. Vì thế, cá cũng sẽ thường xuyên đớp thức ăn, tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng để cơ thể lớn lên mau, ít bệnh hơn. Các loài cá thường phát triển kích cỡ đồng đều khi được nuôi trong môi trường nước sạch.
Lúc môi trường nước nuôi có sự thay đổi xấu đi sẽ tác động không ít thì nhiều đến sự sinh trưởng, sinh dưỡng và sinh sản của cá. Nếu nuôi cá trong môi trường nước không đảm bảo sẽ dễ gây phát sinh dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ đe doạ đến sự sống, sự phát triển đồng đều, khiến màu sắc của cá nhợt nhạt đi. Lâu dần, sẽ làm thay đổi đặc điểm nguồn nước, ảnh hưởng đến cá loài cá khác trong bể.
Nguyên nhân khiến môi trường nước nuôi cá thay đổi
- Đầu tiên, nguyên do đến từ việc xử lý nguồn nước lúc đầu. Người chơi chưa quan tâm đến cách xử lý nước đúng cách, chỉ xử lý sơ sài, qua loa. Nhiều người không xác định được rõ thành phần chất trong nước, hàm lượng trong nước. Có thể họ không xem xét đến các đặc điểm sinh học của cá có phù hợp với môi trường nước đó không. Điều này dẫn đến các thông số nước không đạt chuẩn.
- Thứ hai chính là thức ăn. Thức ăn không đạt chuẩn, không phù hợp, cá ăn ít. Lượng thức ăn thừa ra có thể gây ô nhiễm nước nuôi.
- Thứ ba là mật độ nuôi. Mật độ cá nuôi càng dày đặc thì lượng nước tiểu, lượng phân và xác cá thải ra môi trường bên ngoài ngày càng gây hại cho cá.
- Thứ tư đến từ thời tiết, Khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các thông số của môi trường nước. Điều này có thể làm cá bị sốc do không kịp thích ứng.
- Ngoài những nguyên do phổ biến đó thì còn có một số lí do gián, trực tiếp khác có thể tác động đến môi trường nước nuôi.
Các biện pháp để xử lý nguồn nước.
Dựa vào màu sắc và hoạt động của cá
Bình thường, khi môi trường nước nuôi ô nhiễm, màu sắc của cá sẽ mất từ từ. Khi môi trường thay đổi các thông số cũng trở nên biến động. Sự biến động này có thể gây bất ngờ, vượt khỏi sự chịu đựng của cá. Cá nuôi nếu không kịp điều chỉnh sẽ bị chậm lớn, chai còi. Khi bị ô nhiễm, nước thường chuyên sáng màu nâu, đen, trắng bạc. Nước thường có mùi tanh, khai, nổi lên nhiều váng bọt… Các loại thuỷ thực vật như lục bình, rong bèo cũng bị tàn, thối.
Thay nước nuôi khi phát hiện ô nhiễm
Bạn nên thay không quá 50% lượng nước bể, hoặc tốt nhất là ⅓ lượng nước trước đây. Ngoài ra, có thể dùng một số các hoá chất như Cacbonat Canxi (CaCO3) hoặc Zeolite để cải thiện môi trường. Liều lượng các hóa chất kể trên nên từ 10-20g/m3. Các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật được đánh giá là hiệu quả.
Dùng hệ lọc để ổn định thông số môi trường nước
Hệ lọc được xem là hiệu quả nhất trong việc ổn định nguồn nước. Có một số loại lọc như lọc cơ học, lọc thô, lọc sinh học, lọc tuần hoàn. Tùy theo điều kiện, quy mô bể thủy sinh mà bạn có thể áp dụng để phù hợp
Môi trường nước nuôi thường biến động và phải can thiệp để giảm các tác hại, ổn định lại môi trường. Để giúp cá yêu của bạn luôn được tung tăng, khoẻ mạnh, khoe sắc rực rỡ cần phải chú ý đến việc xử lý môi trường nước thường xuyên.
Trên đây là một số đặc điểm của môi trường nước nuôi cá cảnh có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Hãy note ngay những lưu ý quan trọng để có thể chăm sóc tốt cho cá yêu của bạn và có một bể thuỷ sinh thật sống động nhé!
Trương Hoàng Mỹ Uyên