Những vấn đề thường gặp về bể thủy sinh mini
Trong quá trình chăm sóc bể thủy sinh, bạn sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề không mong muốn. Thuysinhvn.org sẽ mách bạn Những vấn đề thường gặp về bể thủy sinh mini trong bài viết này nhé!
Nước trong bể mini bị ngã vàng – Những vấn đề thường gặp về bể thủy sinh mini
Những nguyên nhân làm cho nước trong bể bị ngã vàng là:
Có thể bạn đã chọn phải loại nền ADA Aquasoil Amazonia để làm nền cho bể thủy sinh. Loài nền này có 1 loại chất dinh dưỡng sẽ tiết ra dịch màu vàng. Đây là nguyên nhân làm cho bể thủy sinh bị ngã vàng.
- Và cách xử lý đơn giản nhất chính là sử dụng bộ lọc. Lọc nước trong nhiurg tuần liền để làm sạch lớp nền.
Việc sử dụng lũa để trang trí cho bể thủy sinh cũng làm ngã vàng màu nước. nguyên nhân này được xem là phổ biến nhất và bị phản ảnh nhiều nhất.
- Xử lý chúng bằng cách pha than hoạt tính vào bộ lọc nước và lọc thì sẽ sạch nhanh thôi.
Các chất thải từ động và thực vật nuôi trong bể cũng có thể là nguyên nhân làm ngã vàng nước.
- Hãy thay nước và lọc nước thường xuyên hơn nhé!
Bể thủy sinh thiếu Oxy – Những vấn đề thường gặp về bể thủy sinh mini
Việc thiếu Oxy trong bể thủy sinh cũng là nguyên nhân khiến một số động vật yếu và dễ chết hơn bình thường.
Nguyên nhân thiếu Oxy có thể do bị thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng. Dẫn đến cây chậm phát triển. Quá trình quang hợp đến chậm, làm cho Oxy không kịp thải vào nước dẫn đến lượng nitơ giảm.
Ngoài ra, có thể do người chăm sóc đã cung cấp quá nhiều khí CO2 cho bể, làm giảm lượng Oxy xuống mức thấp, gây ngạt.
Cần xử lý vấn đề bằng cách diều chỉnh độ sáng trong bể. Kiểm tra quy trình lọc và vệ sinh bộ lọc. Giảm lượng CO2 nếu chúng quá nhiều, bổ sung phân bón, dung dịch dinh dưỡng và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy.
Bể thủy sinh thiếu ánh sáng tự nhiên – Những vấn đề thường gặp về bể thủy sinh mini
Như đề cập ở trên. Việc bể thủy sinh bị thiếu Oxy một phần do ánh sáng không đủ.
Nguyên nhân là do vị trí đặt bể của bạn không có cửa sổ. Hoặc bạn đặt chúng ở nơi quá sâu trong nhà, khiến ánh sáng không thể chiếu tới.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên di chuyển bể thủy sinh đến một vị trí có ánh sáng chiếu đến được. Hoặc nếu không thể di chuyển, hãy cung cấp ánh sáng đèn Led (ánh sáng nhân tạo) cho chúng cũng được. nhưng tuyệt đối không để bể bị thiếu ánh sáng.
Đất nền trong bể thủy sinh mini có vấn đề – Những vấn đề thường gặp về bể thủy sinh mini
Việc đất nền có vấn đề sẽ gây nên tình trạng cây bị úng rễ và chết.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do đất bị nén quá chặt. Cũng có thể do lá rụng, các chất cặn bã do nước,… gây lấp nghẽn đất. Làm cho đất có vấn đề, khiến động thực vật trong bể cũng bị ảnh hưởng không kém.
Để giải quyết tình trạng trên. Trước tiên, người chăm sóc hãy dùng xẻn chuyên chăm sóc bể thủy sinh. Xới đất tơi lên, lọc hút các chất bã gây bí đất. Nếu không khả quan, hãy mang bể đi bảo trì để nhân viên chuyên nghiệp khắc phục giúp bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết của Thuysinhvn.org! Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc bể thủy sinh mini nhà bạn.
Trần Thị Cẩm Nhung